Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2009

22 QUY LUẬT BẤT BIẾN TRONG MARKETING

22 quy luật bất biến trong Marketing - là một cuốn sách hay, nó chỉ ra cho bạn những điều bạn nên tránh hoặc nên làm để có thể thành công trong chiến lược Marketing của mình.
Ở đây tôi không viết lại nguyên bản - vì bạn có thể mua nó ở các hiệu sách - mà tôi chỉ tóm tắt lại để các Saganor nó thêm tài liệu để tham khảo
1. QUY LUẬT DẪN ĐẦU:
Chắc chắn là bạn đã từng nghe rất nhiều câu tương tự như vậy: Cho một chai Coca-Cola - người bán có thể đem cho bạn 1 chai Pepsi (nếu họ không có bán Coca Cola) hoặc Tôi muốn mua máy tính dành riêng cho dân đồ hoạ - mặc nhiên tự hiểu là máy Apple ...
Vậy bạn có từng nghĩ là tại sao người ta lại mặc nhiên gọi CocaCola là nước ngọt, gọi máy Apple là máy dành cho dân đồ hoạ? --- Đó là do CocaCola và Apple là những công ty đã tiên phong trong lĩnh vực mà họ kinh doanh. Đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu và người ta đã đúc kết được một câu như thế này.
Thâm nhập vào ký ức khách hàng đầu tiên bao giờ cũng dễ dàng hơn so với việc thuyết phục họ đây là một sản phẩm tốt.
Tuy nhiên không phải lúc nào đây cũng là điều tốt nhất. Bằng chứng là cũng đã có nhiều công ty phải phá sản vì đi đầu. Chẳng lẽ quy luật này sai? Không đâu, bạn phải thêm 2 yếu tố nữa. Đó là Hãy chọn đúng thời đểm làm người dẫn đầu và Các ý tưởng đừng quá điên rồ vì chúng sẽ chẳng đi đến đâu.
2. LUẬT LOẠI HÌNH:
Luật này rất đơn giản: Nếu bạn không phải là người dẫn đầu, thì hãy xác lập 1 loại hình mới mà bạn có thể là người đầu tiên thâm nhập.
Nói rất đơn giản, nhưng việc làm nó không dễ chút nào. Bởi vì bạn phải rất cẩn thận khi quyết định là Người Dẫn Đầu. Tại sao phải như vậy? Đơn giản, tại vì con người hay quan tâm đến các sản phẩm mới chứ ít khi quan tâm đến cái tốt hơn.
3. LUẬT KÝ ỨC:
Bạn hãy là người đầu tiên đi vào ký ức của khách hàng hơn là người đầu tiên đi vào thị trường.
Chà chà, cảm thấy sao nó đối chọi với cái luật số 1 thế? Thật ra luật số 1 vẫn đúng. Nhưng nếu bạn đã lỡ vào sau thì chẳng lẽ bạn không có cơ hội thành công? Hãy xem ví dụ dưới đây:
Các hãng sản xuất máy tính có: Apple, Ismai 8080, Mits Altair 8800... theo bạn cái tên nào dễ nhớ nhất. Tôi tin là hỏi 100 người thì đến 101 người nói là Apple.
Vậy bạn nên chọn một cái tên dễ nhớ, đó cũng là 1 trong các yếu tố dẫn đến thành công.
Hãy nhớ điều này: Nhận thức bao giờ cũng chiếm địa vị cao hơn thị trường.

4. LUẬT NHẬN THỨC:
Con người hầu hết đều cho rằng mình nhận thức tốt hơn người khác và con người hay đồng nhất Sự Thật và Nhận Thức trong ký ức của họ. Vì lẽ đó, Marketing không phải là trận chiến của sản phẩm mà đó là trận chiến của các nhận thức.
Mọi thứ tồn tại trong Marketing đều là những nhận thức trong tâm trí của khách hàng.
NHẬN THỨC là THỰC TẾ --- MARKETING LÀ CUỘC CHIẾN CỦA CÁC NHẬN THỨC.
5. LUẬT TIÊU ĐIỂM
Điều mạnh nhất trong Marketing là sở hữu 1 từ trong ký ức khách hàng.
Ví du:
• IBM sở hữ từ Computer
• CocaCola sở hữu từ Coca
Hãy tập trung vào 1 từ duy nhất và dễ nhớ hơn là những câu nói dài dòng.
Đúng vậy khi bạn đã lấy được một từ duy nhất trong đầu khách hàng, thì chuyện thành công đương nhiên sẽ đến với bạn.
Hãy tưởng tượng nếu bạn mở một tiệm rửa ảnh. Tiệm của bạn làm rất nhanh, chỉ cần 5 phút là có ảnh. Vậy thì bạn đang sở hữu một từ rất quan trọng - NHANH - và đương nhiên bạn sẽ thành công với từ NHANH.
6. LUẬT LOẠI TRỪ:
Đơn giản là bạn đừng bao giờ sử dụng từ mà công ty đối thủ đã có. Tôi đã từng nghe 1 người thầy nói: Chỉ có sự khác biệt mới đem lại thành công cho bạn, nếu bạn theo chiến lược Me Too thì chắc chắn 1 điều là mình sẽ chẳng bao giờ bằng đối thủ.
7. LUẬT NẤC THANG:
Khi không thể là người dẫn đầu, bạn đừng lo, bởi vì luật số 8 sẽ làm cho bạn yên tâm, vì thế hãy chấp nhận cái nấc thang của bạn. Nhưng hãy cố gắng đi lên càng cao càng tốt.
Còn 1 điều nữa, đó là số lượng tối đa của 1 chiếc cầu thang là 7 nấc.
8. LUẬT THAY ĐÔI:
Đây là luật làm bạn yên tâm khi bạn không thể là người dẫn đầu. Bởi vì về lâu dài thì thị trường chỉ còn là cuộc đua song mã.
9. LUẬT ĐỐI LẬP:
Đương nhiên trong việc kinh doanh, ai mà muốn mình giống người khác. Vì vậy bạn hãy cố gắng để trở nên khác biệt chứ đừng trở thành một cái tốt hơn cái sẵn có.
Vậy có cách nào khác không? Có chứ, hãy biến mình thành một sản phẩm thay thế. Vậy thôi.
10. LUẬT PHÂN CHIA:
Theo thời gian, 1 loại hình sẽ chia và trở thành nhiều loại hình.
Cho nên, cách tốt nhất là bạn hãy đặt tên cho từng loại sản phẩm, nhưng hãy đặt tên khác nhau (đừng gán ghép tên chung) cho từng loại sản phẩm khác nhau.
11. LUẬT VIỄN CẢNH:
Hãy có một tầm nhìn rộng và một cái đầu phân tích lâu dài. Đừng bao giờ để cái lợi trước mắt làm cho bạn mất phương hướng.
Một ví dụ nho nhỏ:
Để tăng doanh số bạn sẽ tung khuyến mãi hoặc giảm giá, nhưng nếu hoạt động này diễn ra thường xuyên thì bạn sẽ chẳng bao giờ bán lại được giá gốc.
12. LUẬT MỞ RỘNG MẶT HÀNG:
Khi làm cái gì cũng phải xét rõ 2 mặt Lợi và Hại.
Luật Mở Rộng Mặt Hàng cũng vậy. Cái lợi của nó là: Thúc đẩy doanh số bán hàng. Nhưng cái hại của nó là: về lâu dài, doanh nghiệp sẽ phải dàn trãi sức trong nhiều lĩnh vực và dễ bị các cty chuyên ngành tấn công.
Và nguyên tắc vàng: Khi bạn đại diện cho tất cả có nghĩa là bạn chẳng đại diện cho cái gì.
13. LUẬT HY SINH
Không có gì toàn vẹn, bạn phải biết hy sinh một cái gì đó để có được một cái gì đó.
Nghe có vẻ hàn lâm nhỉ?
Thật sự đã có rất nhiều doanh nghiệp thành công nhờ nó. Bạn nghĩ xem, có ai nói là điện thoại Nokia đẹp chưa? Không, tôi chưa bao giờ nghe, tôi chỉ nghe nói là điện thoại Nokia bền và sóng tốt. Chỉ có SamSung mới đẹp. Họ đã áp dụng luật hy sinh và thành công.
14. LUẬT CÁC THUỘC TÍNH:
Chỉ có một thuộc tính hiệu quả cho 1 sản phẩm.
Vì vậy hãy cố gắng tìm cho mình 1 thuộc tính hiệu quả nhất cho sản phẩm của mình.
Bạn sẽ chẳng bao giờ đoán được độ lớn thị phần của thuộc tính mới, vì vậy đừng bao giờ "cười".
15. LUẬT NGAY THẲNG:
Người ta hay nói: thuốc đắng dã tật. Sự thật là vậy, bao giờ cũng gặp nhiều trắc trở trong việc nói sự thật. Và để nói sự thật, bạn phải chấp nhận các "yếu tố tiêu cực". Nhưng điều kế tiếp, bạn phải nhanh chóng chuyển sang yếu tố tích cực hơn.
Trung thực là một chính sách tốt nhất.
16. LUẬT LẬP DỊ:
Chỉ có 1 điều để nói duy nhất ở đây: Hãy suy nghĩ và tìm cho ra những điểm sơ hở dù là nhỏ nhất, khó nhất và tấn công vào đó.
Đây là cách mà Hitler đã làm khi tấn công vào Pháp bằng cách đưa đoàn quân xe tăng đi qua tuyến Maginot. Vì vậy người ta ví Luật Lập Dị = Maginot
17. LUẬT KHÔNG THỂ ĐOÁN TRƯỚC:
Bạn sẽ chẳng bao giờ đoán trước được tương lai. Nhưng may mắn thay bạn có thể dự đoán được xu hướng.
Mọi điều bất ngờ luôn có thể xảy ra. Vì vậy bạn phải luôn chuẩn bị mọi thứ để "đón" những điều bất ngờ và hãy cố gắng nắm bắt lấy tất cả các cơ hội.
18. LUẬT THÀNH CÔNG:
Có một sự thật mà bạn không thể chối cãi được:
Thành công -> Kêu ngạo -> Thất bại
Vì vậy dù thành công bạn cũng hãy luôn hiểu khách hàng và hạn chế tối đa cái tôi của bản thân.
19. LUẬT THẤT BẠI:
Luật này chỉ có 1 câu duy nhất: Phải biết chấp nhận thất bại. Đơn giản là vậy.
20. LUẬT CƯỜNG ĐIỆU:
Tình huống thường trái ngược với cách nó xuất hiện.
• Khi thành công -> không cường điệu
• Khi cường điệu -> đang có vấn đề.
Thử suy nghĩ xem có đúng không!

21. LUẬT GIA TỐC:
Các chương trình quảng cáo thành công thường được xây dựng trên các xu hướng chứ không phải là những mốt nhất thời. Mốt nhất thời chỉ là 1 hiện tượng ngắn hạn và giúp bạn có lãi nhanh trong 1 thời gian ngắn. Nhưng cái giúp bạn thành công là 1 xu hướng dài hạn
22. LUẬT TÀI NGUYÊN:
Đây là cái mà ai cũng hiểu. Khi bạn có 1 ý tưởng tốt mà bạn chẳng có chút tài nguyên nào thì sự thất bại là đương nhiên. Cho nên khi bạn muốn thực hiện một chiến lược tốt thì điều kiện đi kèm là có sự tài trợ thoả đáng cho chiến lược đó.
Tài chính. Tài chính được hiểu theo một số nghĩa sau. Thứ nhất, đó là một ngành nghề. Thứ hai, đó là một lượng tiền hoặc tương đương với tiền, được sử dụng trong hoạt động kinh doanh. Thứ ba, đó là một ngành học và lĩnh vực hoạt động nghiên cứu.
Tài chính là một nghề.
Tài chính là công việc có mặt ở mọi nơi, từ các cơ quan hành chính cho tới doanh nghiệp. Nhưng đông nhất là ở khối doanh nghiệp, nơi tài chính đóng vai trò cung cấp "máu" cho cơ thể doanh nghiệp đủ dinh dưỡng để tồn tại và phát triển.
Nghề tài chính liên quan tới các công việc cụ thể: Kế toán, kiểm toán, đảm bảo thanh toán, đảm bảo nguồn vốn, cố vấn-tư vấn cho các quyết định đầu tư, đầu tư, tính toán hiệu suất nguồn vốn, xây dựng chiến lược phát triển (trong đó nguồn vốn đóng vai trò cực kỳ quan trọng), mua-bán và sát nhập doanh nghiệp, cấu trúc lại các cơ cấu quản lý-sở hữu, hạn chế xung đột lợi ích tài chính, vay nợ và thuê mua, tài trợ thương mại, thế chấp-tín thác, bảo hiểm, nghiệp vụ ngân hàng, v.v.. và nhiều dịch vụ tài chính khác.
Có thể nói đây là một nghề có phạm vi hoạt động rất rộng rãi, và cũng là một trong những nghề sớm được biết đến trong xã hội. Nghề tài chính trong các xã hội hiện đại có thu nhập tốt và bản chất nghề nghiệp thách thức. Đòi hỏi chuyên môn nghề tài chính cũng rất khắt khe, trong đó kiến thức chỉ là một phần, cho dù là rất quan trọng. Chẳng hạn như Goldman Sachs khi tuyển dụng chuyên viên tài chính thì ngoài các kiểm tra về mặt trình độ chuyên môn, hiểu biết kinh doanh còn có bài kiểm tra fitting (thường là qua phỏng vấn trực tiếp và đo cảm xúc) để biết một chuyên viên tương lai có phù hợp với nghề nghiệp hay đồng nghiệp hay không.
Các vị trí tài chính chủ chốt trong doanh nghiệp thường gẫn gũi với Ban lãnh đạo do tầm quan trọng của tài chính trong tổng thể vận hành chung. Chức vụ cao nhất của tài chính trong doanh nghiệp thường là CFO (Chief Financial Officer), ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Đây cũng là vị trí khó tuyển dụng trong những năm đầu thế kỷ 21 ở Việt Nam. Một sai lầm phổ biến ở Việt Nam là nhầm lẫn giữa nghề tài chính và nghề kế toán. Các Khoa ở các trường đại học cũng góp phần thêm cho sai lầm này bằng cách đặt ngành học là Tài chính-Kế toán. Do tính truyền thống và phổ biến của kế toán nên ngành Tài chính-Kế toán thường xuyên bị kế toán lấn át, do đó có xu hướng coi tài chính cũng là kế toán. Rất nhiều người có cơ sở kiến thức kế toán tốt đã nỗ lực chuyển nghề sang làm tài chính theo các phạm trù hiện đại, nhưng hầu hết đều thất bại, do 2 lĩnh vực này đòi hỏi các hệ thống tư duy khác khác biệt. Có thể nói tài chính sử dụng ngôn ngữ chung là "kế toán" nhưng không phải là kế toán.
Trong quan niệm chung, Giám đốc tài chính nghe sang trọng hơn Kế toán trưởng. Điều này cũng không đúng, vì như trên đã nói, đây là hai công việc khác nhau, không thể so cam với táo.
Tài chính là tiền.
Tài chính dùng như danh từ còn có thể hiểu là một lượng tiền trong thế giới kinh doanh hiện đại. Tài chính được sử dụng vào nhiều việc trong doanh nghiệp: Thanh toán, đầu tư, mua bán tài sản, đảm bảo an toàn vốn, cung cấp nguồn lực cho chiến lược dài hạn, góp vốn kinh doanh, v.v.. Do thực tế là một doanh nghiệp không phát triển cũng có nghĩa là doanh nghiệp sắp từ giã thị trường, nên tài chính luôn quan trọng vì các doanh nghiệp không ngừng đầu tư mới, mua sắm mới, và triển khai các kế hoạch-chiến lược mới. Tất cả những điều này không thể diễn ra nếu thiếu "tài chính."
Ở nghĩa này, tài chính có thể là: Tiền có nguồn gốc từ vốn góp, từ vốn vay, từ vốn chiếm dụng, và thu về từ các công cụ tài chính có bản chất hoặc góp vốn hoặc vay nợ.
Để có được các nguồn tài chính cho hoạt động kinh doanh, rất nhiều loại thị trường (ngoại hối, vàng bạc, chứng khoán, ngân hàng, mua bán nợ, factoring...), định chế (ngân hàng, bảo hiểm, công ty đầu tư, công ty tín thác, ngân hàng đầu tư, môi giới tài chính, tái bảo hiểm...) và công cụ tài chính (trái phiếu, thương phiếu, kỳ phiếu, CDs, cổ phiếu, phái sinh chứng khoán, futures, options, swaps, swoptions, real options...) đã ra đời. Tất cả cũng chỉ đều nhằm đảm bảo nguồn cung tài chính cho các doanh nghiệp cần tới nó cho kinh doanh.
Tài chính là ngành học-nghiên cứu.
Tài chính là một ngành học và nghiên cứu rất lớn, và cũng là một trong những nhánh phức tạp nhất của kinh tế học hiện đại. Tài chính bậc cao có xu hướng toán học hóa mạnh mẽ, và thứ thế kỷ 19, người ta đã biết rằng các định luật tài chính có mối liên hệ vô cùng chặt chẽ với các định luật vật lý và qui tắc toán học. Tài chính hiện đại còn được gọi bằng cái tên kỳ lạ là econophysics, ghép từ economics (kinh tế học) và physics (vật lý học). Nhà bác học vĩ đại của loài người về vật lý Stephen Hawking trong cuốn "Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ" có nói rằng thực ra hiện tượng lạm phát cần được xem như một hiện tượng của vật lý! Điều này cũng không quá đáng. Khoảng thập niên 1980, khi nghiên cứu lạm phát ở Anh quốc (một lĩnh vực của tài chính) hai nhà khoa học kinh tế-tài chính là Robert Engle và Clive Granger đã tìm ra định luật về hiệu ứng GARCH trong các dãy thống kê lạm phát (định luật biểu diễn Granger). Sau đó, hiệu ứng này đã nhanh chóng được ứng dụng trong toán học, vật lý, sinh học, xã hội học và tâm lý học...
Ngành tài chính luôn thu hút được nhiều tài năng học thuật trên khắp các trung tâm nghiên cứu-đào tạo danh tiếng của thế giới. Wall Street và các trung tâm chứng khoán-tài chính lớn là nơi tiêu thụ các sản phẩm con người được đào tạo tốt có kỹ năng tốt về tài chính. Chúng ta cũng sẽ không ngạc nhiên nếu thấy tỉ lệ rất lớn các nhà chuyên môn tài chính thường có cơ sở học thuật về toán học và vật lý vững vàng. Số người chuyển từ ngành vật lý plasma, vật lý nguyên tử, vật lý năng lượng cao, hay vật lý lý thuyết... sang làm nghề tài chính rất đông, và thường họ cũng rất thành công.
Nghề tài chính thường đòi hỏi các kiến thức quan trọng:
AGA - Credit Crunch là tình trạng suy giảm đột ngột các nguồn tín dụng (nguồn cho vay) hoặc việc tăng lên đột ngột trong chi phí đi vay ngân hàng.
Có một số lí do giải thích tại sao các ngân hàng đột nhiên yêu cầu mức chi phí vay mượn cao hơn hoặc làm cho việc tiếp cận với các khoản vay khó khăn hơn.
• Thứ nhất, điều này có thể do các ngân hàng dự đoán có sự suy giảm trong giá trị của các khoản kí quỹ (được đem ra để đảm bảo nghĩ vụ trả nợ), hoặc dự đoán rủi ro tăng lên liên quan đến khả năng thanh toán của các ngân hàng khác trong hệ thống ngân hàng.
• Thứ hai, việc này xảy ra có thể do những thay đổi trong chính sách tiền tệ (ví dụ, Ngân hàng trung ương đột ngột tăng lãi suất) hoặc do chính phủ áp dụng các biện pháp kiểm soát trực tiếp hoặc yêu cầu ngân hàng tham gia ít hơn vào các hoạt động cho vay.
Khủng hoảng tín dụng dưới chuẩn năm 2007 được coi là nguyên nhân dẫn đến Credit Crunch trên thị trường tín dụng Mỹ hiện nay. Chính vì các ngân hàng hạn chế các khoản cho vay nên Fed luôn phải tìm mọi biện pháp bơm tính thanh khoản vào thị trường và kích thích các ngân hàng mở rộng điều khoản tín dụng, đưa nền kinh tế vực dậy
Kiệt quệ tài chính (hay còn gọi là khốn khó, hay khánh kiệt tài chính): Là trạng thái mà một công ty không thể đáp ứng hoặc có đáp ứng nhưng đáp ứng một cách khó khăn các nghĩa vụ tài chính của mình đối với các chủ nợ. Nguy cơ kiệt quệ tài chính gia tăng khi một công ty có các chi phí cố định cao (do dùng đòn bẩy kinh doanh và/hoặc đòn cân nợ cao), các tài sản kém thanh khoản, hoặc doanh thu có độ nhạy cảm đối với sự suy thoái kinh tế (doanh thu biến động mạnh khi trạng thái nền kinh tế thay đổi).
Một công ty đang lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính có thể phải gánh chịu các chi phí liên quan đến tình trạng này, như là các chi phí cơ hội và chi phí tài trợ cho các dự án sẽ phải tốn kém hơn nhiều (đắt hơn nhiều), các nhân viên làm việc kém hiệu quả. Chi phí cho việc vay mượn thêm của công ty thường cũng gia tăng theo, tạo nên sự khó khăn và tốn kém cho công ty trong việc huy động cho nhu cầu vốn tăng thêm này. Trong một nỗ lực nhằm đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn, các nhà quản trị có thể bỏ lỡ các dự án có khả năng sinh lợi trong dài hạn. Các nhân viên của công ty kiệt quệ tài chính thường bị suy sụp tinh thần và căng thẳng nhiều hơn, xuất phát từ nguy cơ phá sản của công ty, điều này sẽ gây áp lực làm cho họ rời bỏ công việc. Các công nhân sản xuất có thể làm việc kém hiệu quả (năng suất thấp) khi rơi vào trạng thái như thế, tạo lên gánh nặng cho công ty.
Các chi phí gây ra bởi tình trạng kiệt quệ tài chính như trên thường được gọi là chi phí kiệt quệ tài chính (Costs of Financial distress).






































Tính thanh khoản

Tính thanh khoản (hay còn gọi là tính lỏng) hiểu là việc chứng khoán hay các khoản nợ, khoản phải thu...có khả năng đổi thành tiền mặt dễ dàng, thuận tiện cho việc thanh toán hay chi tiêu. Ta có thể lấy một ví dụ, trong kế toán tài sản lưu động chia làm năm loại và được sắp xếp theo tính thanh khoản từ cao đến thấp như sau: tiền mặt, đầu tư ngắn hạn, khoản phải thu, ứng trước ngắn hạn, và hàng tồn kho. Như vậy rõ ràng tiền mặt có tính thanh khoản cao nhất, luôn luôn dùng được trực tiếp để thanh toán, lưu thông, tích trữ; còn hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp nhất vì phải trải qua giai đoạn phân phối và tiêu thụ chuyển thành khoản phải thu, rồi từ khoản phải thu sau một thời gian mới chuyển thành tiền mặt.
Chứng khoán có tính thanh khoản là những chứng khoán có sẵn thị trường cho việc bán lại dễ dàng, giá cả tương đối ổn định theo thời gian và khả năng cao để phục hồi nguồn vốn đã đầu tư nguyên thủy của ngân hàng. Khi lựa chọn chứng khoán để đầu tư, ngân hàng dứt khoát phải xem xét đến khả năng bán lại trước khi chúng đáo hạn để tái tạo nguồn vốn đầu tư ban đầu. Nếu khả năng tái tạo kém, nghĩa là khó tìm được người mua hoặc phải bán mất giá, ngân hàng sẽ gánh chịu những tổn thất tài chính lớn. Và điều này gọi là rủi ro thanh khoản trong đầu tư chứng khoán.
Nhờ có thị trường chứng khoán các nhà đầu tư có thể chuyển đổi chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt khi họ muốn và khả năng thanh khoản chính là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán với các nhà đầu tư. Tính lỏng cho thấy sự linh hoạt và an toàn của vốn đầu tư, thị trường hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì tính lỏng của chứng khoán giao dịch càng cao. Có mối quan hệ chặt chẽ giữa chỉ số P/E và tính lỏng chứng khoán, nhìn vào bảng thống kê tính thanh khoản của cổ phiếu, nhà đầu tư dễ dàng nhận ra những cổ phiếu giao dịch sôi động nhất cũng là những cổ phiếu có P/E cao hơn mức trung bình của thị trường (được đánh giá cao hơn các cổ phiếu có cùng lợi tức). Đây là những chứng khoán có tốc độ tăng giá cao và mang lại giá trị thặng dư cao cho cổ đông thông qua việc chia tách cổ phiếu hay phát hành cổ phiếu mới.
saga.vn